Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Nhiệt miệng do đâu? Nhiệt miệng ăn uống gì tốt?


Nhiệt miệng ăn uống gì? Khi bị nhiệt miệng, người bệnh luôn gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, thậm chí những cơn đau rát còn ảnh hưởng nhiều đến vệ sinh răng miệng. Trong thời gian điều trị bệnh, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo người nên có chế độ ăn uống khoa học, giúp đẩy nhanh quá trình lành thương. 

Nhiệt miệng do nguyên nhân nào?

Nhiệt miệng là bệnh rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường gặp vẫn là: mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng hoặc nướu, gây đau nhức khi ăn uống.

Vị trí xuất hiện các vết lở thường là ở mặt trong má, lợi, đầu lưỡi, nướu,…Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm, nhiễm trùng, tấy đỏ, thậm chí sốt cao. Nguyên nhân của bệnh thường là do nhiễm khuẩn răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng,…

Các trường hợp bị nhiệt miệng đều có thể điều trị nhanh chóng, không phức tạp. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng nặng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bên cạnh việc vệ sinh đúng cách thì nên kết hợp một chế độ nhiệt miệng ăn uống gì khoa học. 
Nhiệt miệng do đâu? Nhiệt miệng ăn uống gì tốt?-1
Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày*

Nhiệt miệng nên ăn uống gì?

Trước tiên, hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị khô, có thể uống nước trà xanh để kháng viêm. Ngoài ra, có thể uống một số loại nước có tính mát như bột sắn dây, nước dâu,…để làm thanh nhiệt.

Các thực phẩm nên ăn trong thời gian bị nhiệt miệng như:

- Thịt gia cầm: Nhiệt miệng ăn uống gì để không bị lở loét nặng hơn đó là thịt vịt, thịt ngan,…giúp hạ nhiệt, bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều để tránh xảy ra tác dụng ngược.

- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đen,…đều giải nhiệt tốt. Bạn có thể nấu chè dùng sau khi ăn để thanh nhiệt, giải độc và giảm đau nhức do nhiệt miệng gây ra. 

- Các loại quả: Khế, cà chua,…có tính thanh nhiệt và ăn hàng ngày. Nên dùng kế chua để trị nhiệt miệng thay vì dùng khế ngọt. Có thể lấy 2-3 quả cắt lát mỏng để ăn hoặc giã nát rồi đun sôi, dùng hỗn hợp này ngậm trong miệng vài phút rồi nuốt.

- Các loại rau xanh: Rau diếp cá, rau má,…là những loại rau mà bạn có thể xay lấy nước uống, ăn sống hoặc chế biến chín. Hãy bổ sung thường xuyên để thanh mát cơ thể. 
Nhiệt miệng do đâu? Nhiệt miệng ăn uống gì tốt?-2
Bổ sung nước ép rau má thường xuyên*
Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, bạn cũng nên tránh xa những thức ăn có hại cho bệnh như: đồ ăn cay nóng, các loại trái cây sấy khô hoặc thức ăn có vị quá mặn, không nên dùng rượu bia, thuốc lá để tránh làm cho vết lở lan rộng và lâu lành hơn.

Nếu nhận thấy nhiệt miệng không giảm, chuyển biến nặng và đau nhức nhiều hơn trước thì nên đến ngay nha khoa thăm khám. Nếu dùng thuốc bên ngoài, tốt nhất nên có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ bán thuốc. Hy vọng với bài viết trên về nhiệt miệng ăn uống gì, bạn sẽ có thông tin cần thiết để chăm sóc răng miệng đúng cách. 

Ngavvt
Nhiệt miệng do đâu? Nhiệt miệng ăn uống gì tốt? Reviewed by trám răng tư vấn on 28 tháng 10 Rating: 5
All Rights Reserved by THẨM MỸ HÀN QUỐC ĐẸP TỰ NHIÊN © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.